Video
Video Bí thư tỉnh ủy về thăm và làm việc
Đại hội Công đoàn
Bộ trưởng LĐ TBXH thăm và làm việc tại trường
Tổ chức đón chào HSSV

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa họp Hội đồng tư vấn duyệt đề cương các mô hình thuộc đề án xây dựng mô hình, thiết bị tự làm phục vụ đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023

Thứ tư - 11/09/2024 21:55 69 0
Ngày 23 tháng 11 năm 2023 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa có công văn số 5914/SLĐTBXH-GDNN về việc các nội dung đề xuất thực hiện của Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững năm 2023, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hoá đã thành lập 03 tổ xây dựng mô hình thuộc đề án xây dựng mô hình, phát triển thiết bị tự làm phục vụ đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.
Đề án “Xây dựng Mô hình Kế toán ảo thuộc đề án xây dựng mô hình, phát triển thiết bị tự làm phục vụ đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023” do Ths Ngô Thị Hoa – Trưởng khoa Kinh tế cùng các thành viên nhóm nghiên cứu chủ trì thực hiện. Đề án này được Hội đồng Tư vấn duyệt thuyết minh đánh giá cao về tính cấp thiết và tính phù hợp trong công tác đào tạo của Nhà trường nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng, đặc biệt là ngành Kế toán doanh nghiệp.

 
 Hội đồng tư vấn duyệt thuyết minh đề án
"Xây dựng mô hình Kế toán ảo phục vụ công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học”

Đề án đã đặt ra mục tiêu thiết lập được hệ thống các bộ chứng từ, sổ sách,  báo cáo tài chính và xây dựng quy trình thực hiện công việc kế toán với 3 nội dung chính: một là xây dựng mô hình kế toán ảo với các phân vai kế toán trưởng, kế toán tiền lương, kế toán nguyên vật liệu, kế toán thuế…(tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cụ thể); hai là thiết lập được hệ thống các bộ chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính; ba là xây dựng quy trình thực hiện công việc luân chuyển chứng từ. Với nguồn lực sẵn có về đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao và nguồn kinh phí từ ngân sách cấp cho việc nghiên cứu, phát triển thiết bị tự làm phục vụ công tác đào tạo, PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền - chủ tịch Hội đồng kỳ vọng Ths Ngô Thị Hoa và nhóm nghiên cứu thực hiện thành công đề án để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của công tác đào tạo trong Nhà trường.
Hội đồng tư vấn duyệt thuyết minh đề án “Xây dựng mô hình vườn ươm cây trồng phục vụ công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học và sản xuất nông lâm nghiệp”
 
TS. Đoàn Văn Lưu - Phó Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn duyệt đề cương Đề án “Xây dựng mô hình vườn ươm cây trồng phục vụ công tác đào tạo – nghiên cứu khoa học và sản xuất nông lâm nghiệp” đã ghi nhận sự nỗ lực của Ths. Trịnh Quốc Hùng và nhóm nghiên cứu trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học này.
Tiến sỹ Đoàn Văn Lưu – Chủ tịch hội đồng phát biểu tại hội nghị
 
Các thành viên hội đồng đánh giá cao giá trị thực tiễn của đề án trong thời kỳ có nhiều bước chuyển mình của Nhà trường đồng thời cũng khẳng định tính khả thi với nguồn lực sẵn có và các điều kiện thuận lợi để thực hiện đề án. Hội đồng đã có buổi làm việc rất nghiêm túc để tham gia góp ý cho nhóm nghiên cứu trong các nội dung chính của thuyết minh. Ths. Trịnh Quốc Hùng cũng rất cầu thị lắng nghe, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện thuyết minh đề án một cách tốt nhất.
 
Ths Trịnh Quốc Hùng báo cáo thuyết minh đề án
 
Chăn nuôi - Thú y vẫn luôn là một trong các ngành đào tạo chủ lực của trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, vì vậy đề án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai F 1 (Đực Blanc Blue Belge x Cái lai Sind) nuôi tại trại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” đang được kỳ vọng về tính ứng dụng và hiệu quả trong thực tiễn.
 
 
Hội đồng tư vấn duyệt thuyết minh đề án“Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai F 1
(Đực Blanc Blue Belge x Cái lai Sind) nuôi tại trại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”

 
Nhà trường hiện có quỹ đất với tổng diện tích đất là 235.680m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp phục vụ thực hành thực tập cho học sinh, sinh viên và cho công tác nghiên cứu khoa học là 124.442m2. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo trình độ trung cấp ngành Chăn nuôi - thú y và trình độ cao đẳng ngành Dịch vụ thú y chủ yếu là thực hành (chiếm gần 70% thời lượng đào tạo), đòi hỏi cần có nhiều thiết bị, vật tư phục vụ thực hành nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để sau khi ra trường học sinh, sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực chăn nuôi - thú y. Từ nguồn lực sẵn có và nguồn ngân sách được cấp theo Tiểu dự án 1 thuộc Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững (Dự án 4) thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Hội đồng đánh giá rất cao tính khả thi của đề án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt lai F 1 (Đực Blanc Blue Belge x Cái lai Sind) nuôi tại trại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
Ths Nguyễn Thế Hưng báo cáo thuyết minh đề án
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tổng cục dạy nghề
Bộ NN&PTNT
face
Thăm dò ý kiến

Cảm nhận về chất lượng đào tạo?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay21,634
  • Tháng hiện tại245,712
  • Tổng lượt truy cập8,366,884
Khai giảng năm học 2023-2024
Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tháng 11/2023
Giới thiệu về trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hoá
Đoan công tác Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc tại Thanh Hoá
Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp đào tạo chứng chỉ thuyền trưởng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây