Tham dự Hội thảo có các đồng chí Giám đốc, Phó giám đốc Sở KH&CN; Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&CN; Đại diện Lãnh đạo huyện Yên Định; Đại diện Lãnh đạo trường Đại học Hồng Đức, Lãnh đạo Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, Đại diện Lãnh đạo trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các chuyên gia và bộ phận thường trực của các cơ quan, đơn vị, đại diện cơ quan báo, đài của tỉnh tham dự.
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ KH&CN theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”.
Theo báo cáo viện dẫn, Yên Định là huyện có nền kinh tế đa dạng với các ngành chính như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, với các sản phẩm như lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, may mặc, da giày. Dịch vụ phát triển mạnh, đặc biệt là du lịch, thương mại, vận tải.
Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trên địa bàn huyện còn chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế. Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện còn yếu; việc phối hợp với các địa phương khác, với các tỉnh và nhà khoa học ngoài tỉnh trong nghiên cứu và ứng dụng KH&CN còn chậm.
Vì vậy, Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường sự kết nối, phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các viện, trường và tổ chức nghiên cứu KH&CN để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, cùng nhau thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề để xác định nhu cầu thực tiễn, cấp thiết tại địa phương. Từ đó, đề xuất các nhiệm vụ KH&CN nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Hội thảo đã tập hợp được 10 báo cáo, tham luận và nhiều ý kiến tham luận trực tiếp của các nhà khoa học, chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, trường đại học, cao đẳng và tổ chức nghiên cứu KH&CN trên địa bàn tỉnh.
PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền phát biểu tham luận tại Hội thảo
Tại Hội thảo, PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa cũng đã đưa ra tham luận: "Đề xuất một số hướng nghiên cứu và các mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả có khả năng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cấp thiết của huyện Yên Định", trong đó nhấn mạnh đề xuất 4 nhóm giải pháp nghiên cứu cho huyện Yên Định cụ thể:
Một là: Hướng nghiên cứu về “Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn”
Hai là: Hướng nghiên cứu về “Xây dựng mô hình phát triển chuỗi giá trị trong nông nghiệp bền vững và nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp tại huyện Yên Định”
Ba là: Hướng nghiên cứu Ứng dụng khoa học công nghệ cao
Bốn là: Hướng nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp
Trong Hội thảo PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền cũng khẳng định Trường cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hoá có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, nhà khoa học có năng lực, trình độ, kinh nghiệm trong nghiên cứu, chuyển giao khoa học đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; theo đó nếu được sự tin tưởng của địa phương, trường sẵn sàng nhận một số nhiệm vụ mà năng lực của nhà trường có thể thực hiện triển khai trong thời gian tới.
Một số hình ảnh Đại biểu tham dự Hội thảo
Lãnh đạo Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa khảo sát mô hình trồng dưa kim hoàng hậu trong nhà màng đạt sản phẩm OCOP 3 sao của hộ ông Phạm Văn Viên tại xã Định Hoà.
Các đại biểu khảo sát mô hình trồng dưa kim hoàng hậu trong nhà màng đạt sản phẩm OCOP 3 sao của hộ ông Phạm Văn Viên tại xã Định Hoà.
Các đại biểu đi khảo sát thực tế tại vùng tích tụ sản xuất lúa tập trung theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Định Long
Đại diện Lãnh đạo Sở Khoa học công nghệ, Liên hiệp hội KHKT và UBND huyện Yên Định ký biên bản ghi nhớ