Tham dự Diễn đàn có các chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế trên cả nước; Đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Doanh nghiệp… tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá và tỉnh Hà Tĩnh; Đại điện báo, đài Trung ương và các địa phương.
Các đại biểu dự Diễn đàn cấp cao về kinh tế vĩ mô Việt Nam 2024
Theo viện dẫn, năm 2023 khép lại một năm với nền kinh tế thế giới đầy biến động, thị trường tài chính và các sự kiện quốc tế tạo nên một bức tranh với các mảng sáng tối đan xen. Cùng với các diễn biến kinh tế, các sự kiện xung đột địa chính trị trong thời gian gần đây khiến cho nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới chịu sự ảnh hưởng không nhỏ. Ở Việt Nam, nhìn vào kết quả đã đạt được trong quý II/2024, nền kinh tế Việt Nam xuất hiện các dấu hiệu trái chiều trong sự phục hồi, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ước đạt 6,42%. Có thể thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn từ kinh tế toàn cầu, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam vẫn được cải thiện. Trong năm 2024 các vấn đề kinh tế nổi bật tác động đến nền kinh tế Việt Nam tạo ra những cơ hội và thách thức trong thời gian tới. Diễn đàn nhằm đánh giá sâu sắc về tình trạng nền kinh tế Việt Nam hiện tại và triển vọng trong thời gian tới; xây dựng báo cáo phân tích toàn cảnh về kinh tế vĩ mô thế giới 06 tháng đầu năm 2024 và những tác động đến nền kinh tế Việt Nam; đưa ra dự báo rủi ro tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2024 đồng thời đề xuất một số giải pháp mục tiêu năm 2024 với chủ đề “Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2024 – Chuyển hóa khó khăn thành động lực phát triển”.
Tại diễn đàn, các đại biểu được nghe 05 báo cáo tham luận quan trọng của các nhóm chuyên gia, nhà khoa học, 08 ý kiến trực tiếp “tham luận bàn tròn” và nhiều bài tham vấn của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước tham gia diễn đàn.
PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa tham dự tại Diễn đàn cấp cao về kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2024
Tham dự Diễn đàn PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa đã có bài tham vấn về kết quả thực hiện chính sách tài khoá 06 tháng đầu năm 2024, phân tích cơ cấu nguồn thu, nguyên nhân tăng trưởng thu NSNN đặc biệt là kết quả thu nội địa; Bên cạnh đó PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền cũng chia sẽ thông tin về phát triển kinh tế - xã hội địa phương từ góc nhìn tỉnh Thanh Hóa 06 tháng đầu năm 2024. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thanh Hóa 06 tháng đầu năm 2024 ước đạt 11,5%, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 3 cả nước; Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được phát triển, lĩnh vực công nghiệp mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức song các cơ sở sản xuất công nghiệp đã chủ động cơ cấu lại, tối ưu hoá quy trình sản xuất, tốc độ tăng trưởng 06 tháng đầu năm ước đạt 21,1%; Thu NSNN ước đạt 27.348 tỷ đồng, tăng 29,6% so với cùng kỳ, bẳng 76,9% so với dự toán…. Có thể nói, phía trước Thanh Hóa còn nhiều điều kiện, dư địa để phát triển, theo đó cần coi việc cụ thể hóa cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2020 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” là giải pháp ưu tiên, quan trọng làm tiền đề phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới./.
Một số hình ảnh tại Diễn đàn cấp cao về kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2024
PGS.TS Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh; PGS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc, Phó hiệu trưởng trường Đại học Vinh và PGS.TS Thái Thị Kim Oanh, Hiệu trưởng trường Kinh tế, trường Đại học Vinh đồng điều hành Diễn đàn
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, kiêm giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV trình bày tham luận tại Diễn đàn
Đại diện các Tham vấn của các chuyên gia, nhà khoa học