Tham dự Hội thảo có các đồng chí Giám đốc, Phó giám đốc Sở KH&CN; Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&CN; Lãnh đạo huyện Hoằng Hoá; Đại diện Lãnh đạo trường Đại học Hồng Đức, Lãnh đạo Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, Đại diện Lãnh đạo trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các chuyên gia và bộ phận thường trực của các cơ quan, đơn vị, đại diện cơ quan báo, đài của tỉnh tham dự.
Các đại biểu về dự Hội thảo đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tại huyện Hoằng Hoá
Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường sự kết nối, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, trường và tổ chức nghiên cứu KH&CN để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề để xác định nhu cầu thực tiễn, cấp thiết tại địa phương. Từ đó, đề xuất các nhiệm vụ KH&CN nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy hết tiềm năng, lợi thế của huyện Hoằng Hóa, phục vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Tại hội thảo, các tham luận được trình bày tập trung vào nhiều chủ đề xoay quanh việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất tại huyện Hoằng Hoá. Trong đó, đưa ra những phát hiện mới về mô hình nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của huyện; đề xuất một số hướng nghiên cứu và các mô hình phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của huyện Hoằng Hóa...
PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu tham luận.
Tham dự Hội thảo PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa đã đưa ra tham luận: "Đề xuất một số hướng nghiên cứu và các mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả có khả năng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, cấp thiết của huyện Hoằng Hóa", trong đó đề xuất 5 nhóm giải pháp nghiên cứu cho huyện Hoằng Hóa đồng nhấn mạnh, bổ sung một số giải pháp cụ thể:
Một là: Hướng nghiên cứu về “Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn”
Hai là: Hướng nghiên cứu về “Xây dựng mô hình phát triển chuỗi giá trị trong nông nghiệp bền vững và nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp tại huyện Yên Định”.
Ba là: Hướng nghiên cứu Ứng dụng khoa học công nghệ cao đối với các ngành Chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản trong đời sống sản xuất của huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa.
Bốn là: Hướng nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm OCOP/ sản phẩm chủ lực huyện Hoằng Hóa; Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “sản phẩm OCOP/ sản phẩm chủ lực” của huyện Hoằng Hóa; Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Hoằng Hóa” cho sản phẩm rau của huyện Hoằng Hóa
Năm là: Hướng nghiên cứu các giải pháp giải quyết sung đột giữa các ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là quá trình đô thị hoá tại huyện Hoằng Hoá
PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền cũng khẳng định Trường cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hoá có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, nhà khoa học có năng lực, trình độ, kinh nghiệm trong nghiên cứu, chuyển giao khoa học đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; theo đó nếu được sự tin tưởng của địa phương, trường sẵn sàng nhận một số nhiệm vụ mà năng lực của nhà trường có thể thực hiện triển khai trong thời gian tới.
Một số hình ảnh Đại biểu dự Hội thảo tham quan các mô hình tại huyện Hoằng Hóa