Khai thác máy tàu thủy
quản trị
2023-03-28T22:29:40-04:00
2023-03-28T22:29:40-04:00
http://caodangnongnghiepth.edu.vn/vi/news/nganh-nghe-dao-tao/khai-thac-may-tau-thuy-130.html
/themes/egov/images/no_image.gif
Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa
http://caodangnongnghiepth.edu.vn/uploads/logo.png
Khai thác máy tàu thủy là nghề khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên tàu thủy, thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy và trên boong tàu, xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị trên tàu, thực hiện các nghiệp vụ về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.
1. Giới thiệu chung
Khai thác máy tàu thủy là nghề khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên tàu thủy, thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy và trên boong tàu, xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị trên tàu, thực hiện các nghiệp vụ về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.
Người học nghề Khai thác máy tàu thủy làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan đến tàu biển hoặc tại các khu công nghiệp (làm việc trên các tàu biển vận tải hàng hóa thuộc các công ty Vận tải biển trong nước và nước ngoài; các công việc liên quan đến đóng mới, sửa chữa các thiết bị động lực tàu thủy).
Sau khi tốt nghiệp, người học được tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định của Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; sau thời gian làm việc trên tàu đủ 2 năm (24 tháng) người học điều kiện học các lớp Sỹ quan tàu biển dể đảm nhiệm các chức danh Máy phó và cao hơn là Máy trưởng trên tàu.
2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Khai thác thiết bị hệ động lực chính tàu thủy;
- Khai thác thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;
- Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị động lực chính tàu thủy;
- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị động lực phụ và hệ thống phục vụ tàu thủy;
- Trực ca buồng máy;
- Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải;
- Phòng chống ô nhiễm môi trường;
- Nhận và quản lý vật tư, nhiên liệu;
- Khai thác các trang thiết bị trên tàu chuyên dùng.